Ở Việt Nam chúng ta có một loại hình nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng đó là tranh Đông Hồ,
tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình. Còn ở nước bạn Hàn Quốc nghệ thuật
tranh dân gian đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây.
Giồng như Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác, nghệ thuật tranh dân gian
khá phát triển, nó phản ánh đời sống tinh thần, những ước mơ, khát vọng của
người dân qua mỗi thời kỳ. Được người họa sĩ gửi gắm vào trong những bưc tranh
với những nội dung phong phú.
Tranh dân gian Hàn Quốc cũng trải qua nghiều
giai đoạn hình thành và phát triển. Ban đầu được biết đến với tên SokHwa (Tranh
tục) với khái niệm trái ngược với Moon In Hwa – loại tranh được xây dựng bởi tâm
hồn của những người thuộc tầng lớp quý tộc vào thời kì đầu Jo Seon, Sok Hwa là
tên chỉ loại tranh “thiếu tế nhị”. Tuy nhiên đến thời kỳ cuối Jo Seon, nó lại
trở thành tên gọi của Min Hwa hoặc Poong Sok Hwa (Tranh phong tục). Nó không còn
mang nghĩa như trên mà trở thành thể tranh mang đề tài phong tục. “Tranh tục”
thế kỉ XVIII biểu thị “tranh phong tục” – tranh vẽ những hình ảnh bình dân trong
đời sống hằng ngày. Sang thế kỷ XIX, “Tranh tục” được đổi tên thành “Tranh dân
gian”(MinHwa).
Min Hwa của thế kỷ XVIII hay còn được gọi là Sok Hwa
thường được vẽ bởi những họa sĩ tự do. Những bức tranh treo trong cung vua hoặc
treo ở nhà của giới quý tộc là tranh do Họa viên của Đồ Họa Thụ hoặc do những
họa sĩ tài năng ngang tầm sáng tác. Đối với những bức Min Hwa mà dân chúng muốn
mua , có thể nói bút pháp, tài năng của các tác giả này không được đánh giá cao.
Những họa sĩ đó không được học chuyên sâu về hội họa mà chỉ đi đây đó vẽ tranh
để khơi dậy khả năng của mình.
Tranh dân gian Hàn Quốc được sáng tác xoay quanh cuộc sống của người dân với
những đối tượng không giới hạn từ cây cỏ, động vật, chim muông hay hoa lá đến
những kệ sách…Những chủ thể được họa sĩ vẽ một cách tỉ mỉ, chi tiết với nội dung
phong phú và chủ yếu tập trung vào nhưng nội dung cầu mong phúc lộc và xua đuổi
ma tà là những gì mà bạn có thể dễ thấy qua mỗi bức tranh. Minhwa được chia làm
11 loại với những chủ đề khác nhau gồm: Năm mới, trường thọ, phú quý, phát tài,
chức vị, xuất thế, bình an, tôn giáo, văn học, non nước và sự kiện. Mỗi một loại tranh có một nét độc đáo riêng thể hiện một chủ đề nào đó, phản ánh chân thực cuộc sống sinh
hoạt, tư tưởng, ước mơ, khát vọng của người dân ở mỗi thời kỳ khác nhau.
Nguồn: dulichhanquocgiare.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét