Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Lễ hội bướm kỳ thú Hampyeong ở Hàn Quốc

Lễ hội Bướm Hampyeong (Hampyeong Butterfly Festival) diễn ra vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 hàng năm tại quận Hampyeong, tỉnh Jeollanam, là lễ hội lớn nhất Hàn Quốc với chủ đề về tự nhiên và môi trường vô tiền khoáng hậu trên thế giới. Nếu bạn có hành trình Tour du lich Han Quoc gia re vào thời khắc này, xin đừng bỏ lỡ nhịp tham gia vào bữa đại tiệc của hàng vạn cánh bướm giữa thiên nhiên đất trời nở đầy hoa dại.
Lễ hội Bướm Hampyeong là một trong những lễ hội tiêu biểu của người dân xứ sở kim chi, được tổ chức vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ khi những bông cải vàng ươm và những bông hoa đậu ván dại nở rộ trên khắp các cánh đồng. Khi đó, hàng trăm ngàn cánh bướm xinh đẹp bay lượn trên nền trời xanh biếc, trên những bông hoa đẹp đủ màu sắc, làm cho đất trời vùng Hampyeong như được khoác thêm một màu áo mới rực rỡ.
Để chuẩn bị cho lễ hội thêm ấn tượng, người ta trồng một vườn hoa rộng mênh mông hình một chú bươm bướm khổng lồ vàng óng trên nền đất công viên ven sông. Bên cạnh chú bướm khổng lồ, người ta còn trang trí một con bướm hoa rất to khác bằng hoa đỗ quyên đỏ trên sườn núi Susanbong. Đặc biệt là có thể ngắm nhìn nó từ khoảng cách xa tới 4km.

Lễ hội bướm Hampyeong Hàn Quốc
Khu vực Hampyeong do có sự hài hoà về môi trường tự nhiên, nhiều loại động thực vật đa dạng như vậy nên đã lựa chọn những chính sách thân thiện môi trường như nuôi dưỡng ngành nông nghiệp hữu cơ tự nhiên hơn là ưu tiên cho phát triển công nghiệp và gần đây ngày càng nổi tiếng như một khu du lịch sinh thái. Lễ hội bướm Hampyeong được đánh giá mang tính sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế khu vực, một lễ hội thân thiện với môi trường, làm sống dậy đặc tính vùng sạch, không bị ô nhiễm, không phá huỷ môi trường và xâm hại tự nhiên.

Lễ hội với sự xuất hiện của những chú bướm xinh đẹp bay lượn
Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội, toàn bộ thị trấn Hampyeong được trang hoàng bởi đèn chiếu và những hình ảnh trang trí theo chủ đề bươm bướm. Không chỉ đơn thuần chiêm ngưỡng và thả hồn theo những chú bướm phiêu diêu, lễ hội còn mang lại cho người xem cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động và sự kiện bổ ích như tìm hiểu các thông tin về bươm bướm, tìm hiểu về rất nhiều loại thảo dược, làm các sản phẩm thủ công bằng rơm, bằng sứ, nhuộm tự nhiên truyền thống, và tham gia vào chợ các ẩm thực, các trò chơi dân gian truyền thống…Thêm vào đó, trong thời gian diễn ra lễ hội, người ta còn được tận mắt trải nghiệm những hoạt động liên quan đến nông nghiệp như cấy lúa và chăn nuôi gia súc.

Tất cả mọi thứ trong lễ hội đều được trang trí hình con bướm
Lễ hội Bướm Hampyeong còn là một lễ hội được trẻ em đặc biệt yêu thích nên có nhiều khách tham quan, là các hộ gia đình mang lại cho người tham gia cơ hội trải nghiệm, học hỏi, thưởng thức và cảm nhận thiên nhiên, thân thiện và gần gũi với thiên nhiên hơn, đặc biệt là cơ hội cho trẻ em tìm hiểu về sinh thái học và giúp người lớn tìm lại những ký ức tuổi thơ. Ngoài ra, lễ hội còn tạo nên khung cảnh rất lý tưởng cho các đôi uyên ương và gia đình chụp những bức ảnh tuyệt đẹp giữa những cách đồng hoa cải cùng với nhiều loại hoa dại ngút ngàn tầm mắt trải dọc đôi bờ sông trong ánh nắng tháng năm. Hơn thế, đây cũng là 1 nét văn hóa Hàn Quốc cần phải giữ gìn và phát huy.
Nguồn: Sưu tầm Internet

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Các thủ tục làm visa đi Hàn Quốc

Một trong những khó khăn lớn nhất khi đi nước ngoài đó là xin visa, và ngày hôm nay du lich Han Quoc sẽ hướng dẫn quý các thủ tục làm visa đi Hàn Quốc để quý khách có thể yên tâm hơn và tránh gặp phải những sai sót trong vấn đề làm thẻ visa.


Cờ Hàn Quốc


Visa Hàn Quốc
Hồ sơ bao gồm:
02 ảnh (3.5 x 4.5cm) : ảnh mới chụp, nền trắng ( Không phải anh scan, ảnh phải đẹp và rõ ràng)
Hộ chiếu (hộ chiếu gốc còn hạn sáu tháng trở lên) + Hộ chiếu cũ (nếu có)

Giấy chứng nhận làm việc và chứng minh thu nhập

Khối hành chính sự nghiệp:
Quyết định tuyển dụng hoặc quyết định bổ nhiệm (trong trường hợp giữ chức vụ)
Đơn xin nghỉ phép đi du lịch (Bằng tiếng Việt và dịch tiếng Anh công chứng nhà nước – Hoặc làm luôn bằng tiếng Anh)
Xác nhận mức lương hoặc bảng lương có dấu của công ty

Khối kinh doanh thuộc Nhà nước quản lý:
Quyết định tuyển dụng, hoặc quyết định bổ nhiệm, hoặc hợp đồng lao động;
Giấy phép thành lập hoặc giấy Đăng ký kinh doanh của Cty nơi QK đang làm việc;
Đơn xin nghỉ phép đi du lịch (Bằng tiếng Việt và dịch tiếng Anh công chứng nhà nước – Hoặc làm luôn bằng tiếng Anh)
Xác nhận mức lương hoặc bảng lương có dấu của công ty

Công ty TNHH
Trong trường hợp Quý khách là người đứng tên trong Giấy đăng ký kinh doanh thì chỉ cần nộp Giấy đăng ký kinh doanh;
Trong trường Quý khách là nhân viên: hợp đồng lao động và Giấy đăng ký kinh doanh của Cty nơi Qúy khách đang làm việc+Đơn xin nghỉ phép

Về hưu
Quyết định nghỉ hưu hoặc sổ hưu trí;

Chứng minh khả năng tài chính:
Sổ tiết kiệm có số tiền tương đương hoặc trên 5000$. Số tiền này phải gửi ít nhất trước 01 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ và kỳ hạn gửi phải từ 3 tháng trở lên. Xác nhận số dư của ngân hàng phải được làm gần thời điểm nộp hồ sơ. Không nhận sổ tiết kiệm mở tại Qũy tín dụng.
Sổ đỏ nhà đất hoặc các loại giấy xác nhận sở hữu tài sản có giá trị khác (đăng ký xe ô tô, cổ phiếu…) bản gốc (nếu đi lần đầu), hoặc bản sao y có công chứng tại địa phương.
Trường hợp đã từng thăm quốc gia thành viên thuộc tổ chức OECD trong 3 năm gần nhất hoặc có visa của quốc gia thành viên thuộc tổ chức OECD còn hiệu lực, vẫn có thể bị yêu cầu chứng minh thêm tài chính (riêng đối với visa vào Hàn Quốc thì vẫn phải chứng minh tài chính theo quy định)
Các thành viên trong tổ chức OECD: Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Chile, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hungary, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Israel, Luxembourg, Mexico, Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Úc, Ý và Estonia.
Trường hợp đi du lịch do công ty đài thọ, nếu nộp giấy tờ đảm bảo của công ty chủ quản (Giấy phép đăng ký kinh doanh, xác nhận số dư tài khoản công ty bản gốc, quyết định đồng ý cho nhân viên đi du lịch, sao kê giao dịch Ngân hàng 3 tháng gần nhất, Biên lại nộp thuế nhà nước 2 tháng gần nhất) thì sẽ được miễn chứng minh tài chính.

Chú ý:
Nếu vợ (hoặc chồng) cùng tham gia chuyến đi, nộp thêm giấy đăng ký kết hôn (có tiếng Anh công chứng nhà nước).Trong trường hợp mất giấy ĐKKH thì nộp sổ hộ khẩu.
Nếu trẻ em đi cùng thì nộp thêm giấy khai sinh (có tiếng Anh công chứng nhà nước).
Nếu là học sinh, sinh viên: Giấy cho phép nghỉ học của nhà trường, thẻ học sinh, sinh viên.., chứng minh tài chính của cha mẹ
Công ty du lịch có thể yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ nếu cần thiết.
Vừa rồi chúng tôi đã hướng dẫn quý khách các thủ tục làm visa đi Hàn Quốc, hy vọng quý khách sẽ có thể làm được visa trong thời gian ngắn nhất và không gặp phải nhiều trở ngại trong quá trình làm visa. Chúc quý khách thành công!
>>> Đăng ký: Du lich Han Quoc gia re
Nguồn: dulichhanquoc.travel

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Tắm xông hơi tập thể Jjimjilbang - Hàn Quốc

Tắm tập thể Jjimjilbang là một trong những nét văn hóa độc đáo và thú vị trong cuộc sống của người dân Hàn Quốc. Đây là nhà một tắm xông hơi công cộng rộng lớn, được trang bị bồn tắm nước nóng, phân chia theo giới tính, thành phòng tắm, phòng xông hơi truyền thống Hàn Quốc và bàn massage. 

Tuy nhiên, trong các khu vực khác của tòa nhà hoặc trên những tầng khác nhau lại có những khu vực phi giới tính với một quầy bán đồ ăn vặt, sàn nhiệt ondol, các màn hình TV, phòng tập thể dục, phòng băng, phòng muối nước nóng, khu máy vi tính, khu noraebang, và các khu vực ngủ theo kiểu giường tầng hoặc chiếu ngủ. Nhiều khu phòng ngủ còn có thể được bài trí theo các chủ đề và được trang bị các thiết bị đi kèm.

Các bức tường được trang trí bằng nhiều loại gỗ, khoáng chất, tinh thể, đá, và kim loại khác nhau. Điều này sẽ làm cho bầu không khí và mùi trong phòng trở nên dễ chịu và tự nhiên hơn. Thường thì các yếu tố và thiết bị được sử dụng trong từng phòng khác nhau đều dựa trên phương thức y học truyền thống của Hàn Quốc.

Tại jjimjilbang sẽ có nhiều phòng với nhiều mức nhiệt độ và được trang bị nhiều thiết bị khác nhau để phù hợp với sở thích của khách hàng. Ảnh: jstudentboard

Hầu hết các Jjimjilbang đều mở cửa 24 giờ và là một nơi nghỉ ngơi, thư giãn phổ biến, lý tưởng vào dịp cuối tuần của các gia đình Hàn Quốc. Tại đây, cha mẹ có thể dành thời gian ngâm mình trong bồn tắm hoặc nằm nghỉ ngơi trong khi những đứa trẻ sẽ vui chơi ở khu vực máy vi tính. Jjimjilbang cũng là một nơi mà phụ nữ Hàn Quốc thường lưu tới. Theo truyền thống, các bà mẹ Hàn Quốc thường đến đây để chăm sóc bản thân trong những căn phòng làm bằng hoàng thổ (hay còn gọi là “bùn vàng" trong tiếng Hàn) trong ba tuần trước khi sinh.

Jjimjilbang cũng là địa điểm tuyệt vời cho các du khách với kinh phí eo hẹp khi du lịch tại Hàn Quốc. Chỉ với chi phí từ 6.000 đến 10.000 Won (khoảng 120.000 - 200.000 đồng), du khách đã có thể ngủ lại qua đêm ở đây và tận hưởng không gian của các nhà tắm và phòng tắm hơi, để rồi thức dậy với tinh thần sảng khoái và sẵn sàng cho những địa điểm du lịch kế tiếp vào sáng hôm sau.

Nếu túi xách và hành lý của bạn quá lớn và không thể để vừa trong tủ khóa thì hãy hỏi nhân vân quầy lễ tân, bạn sẽ được trông giữ đồ miễn phí nếu ở lại qua đêm.

Hướng dẫn

Trước lối vào, các cánh cửa sẽ được ghi các ký hiệu "đàn ông" hay "phụ nữ" để phân biệt và giày sẽ được để lại vào tủ riêng. Khi đi vào bên trong, chìa khóa tủ giày sẽ được đổi bằng một chiếc chìa khóa tủ để cất quần áo và đồ đạc. Du khách sẽ đi vào khu vực nhà tắm phân chia theo giới tính và sau đó sẽ mặc những bộ quần áo Jjimjilbang (thường là áo phông và quần short) để vào khu vực xông hơi.

Văn hóa tại Jjimjilbang

Làm những chiếc khăn Jjimjilbang hay còn gọi là khăn tắm chú cừu ngộ nghĩnh dường như đã trở thành phong tục tại các nhà tắm công cộng mà bạn thường được thấy trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Chiếc khăn tắm chú cừu này tiếng Hàn Quốc gọi là Yang Mori (lamb head). Do được sử dụng phổ biến tại các phòng tắm công cộng bình dân cũng như tại các khu tắm hơi gọi chung là Jjimjibang nên chúng thường được gọi là khăn Jjimjibang.

Nguồn: vnexpress.net

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Cơm cuốn Kimbap - Hàn Quốc

Nếu như chúng ta đã từng biết tới kimchi là món dưa cải muối nổi tiếng nhất và được biết đến nhất trong ẩm thực Triều Tiên, đến nỗi xứ Cao Ly này còn được gọi là xứ Kimchi, thì có lẽ tại Hàn Quốc kimbap là món ăn phổ biến thứ hai và là một món ăn mà người Triều Tiên thường giới thiệu với bạn bè quốc tế khi họ đến thăm, sống và làm việc xa quê hương.

Kimbap – “kim” là tên gọi của lá rong biển khô; “bap” đơn giản là “cơm”. Tên gọi của món ăn rất đơn giản, cơm gói trong lá rong biển. Về hình dạng, kimbap “có vẻ” giống món Maki – cũng là món cơm cuốn trong lá rong biển, của Nhật. Nhưng để ý thêm thì sẽ thấy, kimbap thường to hơn (béo hơn) vì bên trong, “nhân” gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Kimbap cũng được cắt khoanh tròn với độ dày mỏng hơn so với Maki. Nếu như cùng chiều dài của một tấm rong biển, Maki được cắt đều làm 6 khoanh, thì kimbap có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.

Chế Biến: Cách chế biến món ăn thú vị này vô cùng đơn giản. Thành phần quan trọng của kimbap là cơm và rong biển ( hay còn gọi là lá kim).

Để làm kimbap, cần chuẩn bị lá kim (loại chuyên dùng cho kimbap), cà rốt gọt vỏ thái chỉ chần qua nước nóng, trứng gà tráng mỏng thái chỉ, ham thái chỉ, rau xanh chần nước nóng. Gạo dẻo ( nếu không có thì lấy 7 phần gạo nếp, trộn với 3 phần gạo tẻ), dầu hào, nấm hương bỏ chân, ngâm cho nở rồi thái nhỏ (bằng hạt đỗ xanh), trộn với gạo. Quan trọng là phần nấu cơm, sau đó cho dầu hào, nêm một ít bột ngọt, để cơm bốc hơi nóng đi.
 
Bắt đầu cuộn Kimbap, trải lá kim ra, xoa dầu hào vào phần sẽ trải cơm để cơm không quá dính, trải một lớp cơm (không dày quá) lên lá kim nhưng để chừa lại 1/3 lá kim, sau đó sắp một thứ một ít : cà rốt thái chỉ, trứng thái chỉ, rau xanh, ham đặt vào mép ngoài có cơm, cứ thế cuốn lại cho đều và tròn, phần mép chừa lại 1/3 sẽ được dính bằng mấy hạt cơm để kimbap không bị bung ra. Cứ thế làm cho đến khi hết nguyên liệu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Khám phá Hàn Quốc trong khi chờ quá cảnh

Khách du lịch Việt Nam khi du lịch Hàn Quốc đều phải có visa nhập cảnh. Tuy vậy, để khuyến khích du lịch, chính phủ nước này đã áp dụng chính sách không cần visa cho du khách nước ngoài quá cảnh tại đây. Do đó, tùy thuộc vào thời gian quá cảnh tại sân bay quốc tế Incheon, bạn có thể lựa chọn cho mình một hành trình hợp lý để khám phá đất nước nhân sâm xinh đẹp.

Nếu có tối đa 3 ngày quá cảnh tại Hàn Quốc, việc đầu tiên là bạn nên tiết kiệm thời gian di chuyển để có thể thăm thú được nhiều hơn. Do đó, từ sân bay Incheon, bạn chọn phương tiện nhanh và tiện lợi nhất dành cho khách du lịch quá cảnh là tàu cao tốc AREX để đến ga Seoul với thời gian 43 - 53 phút, giá 4 - 8 USD/người (tùy từng loại tàu).

Sau khi đến Seoul, bạn có thể lựa chọn cho mình những khách sạn, hostel giá rẻ hoặc homestay ở ngay khu trung tâm như Myeongdong, Hongdae... Giá phòng một đêm dao động từ 20-25 USD/người. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn khách sạn gần các ga tàu điện ngầm hoặc trạm xe buýt để tiện di chuyển.

Khi đã ổn định chốn nghỉ bạn hoàn toàn có thể lên đường khám phá Seoul theo cách riêng của mình như mua sắm tại các trung tâm thương mại, tham quan tháp Namsan lãng mạn, hoàng cung, làng truyền thống Hàn Quốc... hoặc trải nghiệm văn hóa tắm hơi thú vị. Một điều cần chú ý là bạn nên quay lại sân bay trước 2 tiếng để làm các thủ tục cần thiết cho chuyến bay kế tiếp.

Với những du khách có thời gian quá cảnh chỉ tính bằng tiếng thì việc tham gia các transit tour (tour quá cảnh) sẽ là một lựa chọn hợp lý. Bởi bạn sẽ không phải lo lắng đến vấn đề đi lại và căn chỉnh giờ giấc trở về sân bay sao cho kịp mà chỉ cần chọn hành trình theo thời gian quá cảnh, điểm đến yêu thích và hầu bao của bản thân.

Nếu có 1-4 tiếng, bạn sẽ chỉ đủ thời gian đi quanh khu vực Incheon với các địa điểm như đền Yonggungsa, đền Heungryunsa, cầu Incheon Grand, đài quan sát Oseong, bảo tàng thành phố Incheon, chợ văn hóa du lịch Shingi, công viên Wolmi... 

Với 5 tiếng, bạn sẽ đủ thời gian khám phá Seoul với những địa danh nổi tiếng như suối Cheonggyeongcheon, cung điện Gyeongbok, bảo tàng Dân gian Quốc gia, phố mua sắm Insadong, Myeongdong, tháp N Seoul, làng Namsan Hanok, chợ Namdaemun... 

Và nếu có 6 tiếng, bạn sẽ có dịp đến khu vực phi quân sự DMZ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Nếu muốn xem các chương trình biểu diễn không lời, võ thuật nổi tiếng Hàn Quốc hay khám phá Seoul về đêm, bạn sẽ phải có ít nhất 8 tiếng đến một ngày tại đây. Các tour này đều được miễn phí đi lại, bạn chỉ phải trả tiền ăn uống.
Nguồn: Vnexpress

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Người Châu Á ít khi nghỉ việc đi du lịch

Phần lớn những người làm công ăn lương ở các quốc gia tại châu Á không dùng hết ngày nghỉ phép để đi chơi, du lịch, trong khi dân châu Âu họ lại luôn cảm thấy thiếu kỳ nghỉ.

Theo thông tin nghiên cứu mới nhất của chuyên trang về du lịch Expedia.com, những người làm công ăn lương ở Mỹ và châu Á Thái Bình Dương thực sự là "con ong chăm chỉ" vì không sử dụng hết những ngày nghỉ phép trong năm để đi du lịch.

Người dân các nước châu Á ít dùng hết phép để đi nghỉ, trong khi người châu Âu luôn sử dụng chúng một cách triệt để. Ảnh: CNN.
Phần lớn người dân châu Á đều tiết lộ họ thường làm việc trong các kỳ nghỉ. Mỗi năm họ có 19 ngày nghỉ phép, nhưng bình quân chỉ sử dụng 14 ngày. Năm ngoái, người Thái có 11 ngày nghỉ, nhưng chỉ sử dụng 10 ngày, trong khi người Hàn Quốc chỉ dùng 50% số ngày nghỉ phép để đi chơi, dù họ vẫn được trả tiền trong những ngày không làm việc.
Người Mỹ mỗi năm có tối đa 15 ngày nghỉ phép, nhưng họ chỉ sử dụng hết 14 ngày trong năm 2014. Trong năm 2013, số ngày nghỉ họ sử dụng còn ít hơn. 19% những người được hỏi đổ lỗi cho lịch làm việc kín mít, 18% muốn để dành thời gian nghỉ phép cho năm sau, 18% cho rằng tài chính không cho phép và 16% cho rằng khó tìm được thời gian nghỉ phù hợp.
Người dân thuộc các nước Arab Saudi được liệt kê vào danh sách "sướng" nhất thế giới, khi họ có tới 30 ngày nghỉ hàng năm.
Tại châu Âu, người dân có nhiều cơ hội được đi du lịch hơn các đồng nghiệp sống ở các châu lục khác. Họ có trung bình 28 ngày nghỉ phép mỗi năm. Tại Đan Mạch, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, con số lên đến 30 ngày và người dân đã sử dụng toàn bộ thời gian rảnh rỗi đó. 75% người Anh cho biết họ cảm thấy thời gian nghỉ phép để đi du lịch (26 ngày) là quá ít.
Nghiên cứu này được thực hành với hơn 7.800 người thuộc 24 quốc gia ở châu Á, châu Âu, bắc Mỹ và nam Mỹ để nhằm tìm ra sự khác biệt trong cách sử dụng kỳ nghỉ phép của mọi người trên thế giới.

Nguồn theo: Vnexpress

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Lễ hội đèn lồng ở suối Cheonggye - Hàn Quốc

Là một phần trong chiến dịch thu hút khách du lịch nước ngoài của Hàn Quốc. Lễ hội đèn lồng được tổ chức tại suối Cheonggye (Thanh Khê), trung tâm thủ đô Seoul, từ ngày 07 đến ngày 23 tháng 11 năm 2014.

Trong những ngày diễn ra lễ hội này, suối Cheonggye sẽ biến thành một kiệt tác nghệ thuật về ánh sáng và nước. Khách thăm quan du lịch Hàn Quốc sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng rất nhiều đèn lồng với các thể loại khác nhau trên dòng suối Cheonggyecheon với độ dài 1,3km từ quảng trường suối Cheonggye đến cầu Supyu (수표교). Được biết, trong thời gian diễn ra lễ hội miễn phí này, thành phố Seoul sẽ giăng đèn từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm.



Tổng quan về suối Cheonggye

Suối Cheonggye là dòng suối nhỏ dài 5,8 km chảy len lỏi qua khu trung tâm thành phố Seoul, Hàn Quốc. Đây là một địa điểm thư giãn yêu thích của người dân Seoul. Trong lịch sử, suối có vai trò như một phần của công tác trị thủy. Vào thời Joseon, suối Cheonggye là nơi thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian như: thả diều, thả đèn hoa sen, chơi trò đánh trận giả vào những dịp lễ lớn để người dân vui chơi. Tuy nhiên, vào năm 1958 thì con suối bị lấp lại bằng bê tông để tiến hành xây đường cao tốc. Cho đến tận 47 năm sau, tức là vào năm 2005 dòng suối đã được phục hồi thành công, trở thành một địa điểm xanh của thành phố Seoul. Đối với người dân xứ Hàn, dòng suối Cheonggye được xem như là linh hồn của thủ đô bởi nó đã cùng Seoul trải qua biết bao thăng trầm trong quá khứ và giờ đây, nó vẫn tồn tại mạnh mẽ như một nguồn sống vô tận.

Ngày nay, khu vực suối Cheonggye là nơi diễn ra rất nhiều lễ hội văn hóa, những màn trình diễn nghệ thuật và các cuộc triển lãm rất độc đáo với hàng ngàn nghệ sĩ tham gia. Kể từ năm 2009, lễ hội đèn lồng đã trở thành lễ hội thường niên được tổ chức tại suối Cheonggye vào thứ sáu trong tuần thứ hai của tháng 11 hàng năm và sẽ kéo dài hai tuần. Trong thời gian diễn ra lễ hội, dòng suối trở nên lung linh, thơ mộng với những chiếc đèn hoa sen dập dềnh trên mặt nước, hòa trong không gian là tiếng suối chảy róc rách khiến bất kỳ ai khi đặt chân tới đây cũng đều bị hớp hồn. Cả một không gian mông lung mơ hồ đã khiến những ai khi được một lần chiêm ngưỡng đều phải thổn thức và dâng trào bao nhiêu xúc cảm.

Lễ hội đèn lồng suối Cheonggye năm 2014

Chủ đề của lễ hội năm nay là “Những di sản thế giới của thủ đô Seoul”. Seoul là thành phố mà các giá trị truyền thống và hiện đại cùng song song tồn tại và hài hòa lẫn nhau. Khi còn là thủ đô của triều đại Joseon, diện tích của Seoul khá nhỏ. Khi đó Seoul chỉ là khu vực được bao quanh bởi núi Bukak, núi Inwang, núi Nam (Namsan). Sau này khi các cây cầu được xây dựng và quy hoạch vùng Gangnam, Seoul dần trở thành một thành phố lớn. Seoul trở thành thủ đô đầu tiên của vương triều Baekje (Bạch Tế). Ngoài ra, Seoul còn là thủ đô của rất nhiều quốc gia khác trên bán đảo Triều Tiên. Seoul có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Yurye, Namgyeong, Hanyang, Gyeongseong…Ngày nay, Seoul mang dáng vẻ hiện đại với những trung tâm mua sắm, tòa nhà cao tầng và chung cư cao cấp. Tuy nhiên Seoul vẫn mang trong mình những giá trị lịch sử với cung điện, đền đài và các di tích Nho giáo.

Lễ hội đèn lồng năm nay sẽ tập trung giới thiệu các di sản văn hóa thế giới của Seoul được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận như điện Injeong (Nhân Chính điện) trong Cung Changdeok (Xương Đức), Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu). Cung Changdeok là cung điện thứ hai được xây dựng dưới thời Thái Tổ triều đại Joseon, chính điện của cung là điện Injeong (Nhân Chính điện). Trong thời kỳ Imjinwoeran (Biến loạn Nhâm Thìn), khi tất cả các cung điện bị quân Nhật đốt phá thì cung Changdeok là cung được xây dựng lại đầu tiên và được sử dụng làm chính cung trong suốt 270 năm. Cung Changdeok nổi tiếng với kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa với quang cảnh thiên nhiên xung quanh và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1997.

Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu) là di sản văn hóa quan trọng nhất trong nền âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc và đã được đăng kí là di sản văn hóa phi vật thể số 1 vào năm 1964 khi quy chế di sản văn hóa phi vật thể quan trọng vừa được ban hành. Năm 2001, Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu) và Jerye Euisik (nghi lễ cúng tế) được Unesco chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, khách tham quan còn được chiêm ngưỡng các tác phẩm đèn lồng do các địa phương trên toàn quốc gửi về tham dự lễ hội, các tác phẩm đèn lồng kết hợp với kĩ thuật trình chiếu 3D, đèn LED hiện đại của các nghệ sĩ nổi tiếng.

Thủ đô Seoul đã mở rộng khu vực treo đèn lồng hơn so với năm ngoái và nhiều chương trình, sự kiện giải trí sẽ được tổ chức trong lễ hội đèn lồng này. Trong khuôn khổ của lễ hội, ban tổ chức sẽ bố trí các điểm trình diễn nhạc truyền thống Hàn Quốc, các chương trình nghệ thuật khác và các hoạt động đa dạng để tất cả người dân Seoul đều có thể tham gia. Tham gia vào lễ hội , đặc biệt có chương trình viết lời ước và treo lên cây hy vọng, chương trình trải nghiệm trực tiếp làm đèn lồng và tự thiết kế sách di sản văn hóa thế giới…
Nguồn: dulichhanquoc.travel

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Tìm hiểu vị trí địa lý của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nhà nước nằm ở Đông Bắc châu Á, nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên, trải dài 1100 cây số từ bắc xuống nam. Phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên. phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình cốt tử là đồi núi , bên cạnh đó quốc đảo này còn có tới 3200 hòn đảo nhỏ.

Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng trên 100.032 cây số vuông với địa hình đồi núi chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích. Thủ đô Seoul là trung tâm thành phố lớn nhất và có mật độ dân cư tập trung đông đúc nhất tại Hàn Quốc, vào khoảng 10 triệu người.
 Núi non chiếm khoảng 70% diện tích bán đảo Triều Tiên. Ở đây có rất nhiều dãy núi và dòng sông đẹp.
Nằm ở độ cao 1.567 mét, Taebaeksan chạy dọc biển ở phía Đông là một trong những dãy núi huyền thoại của Hàn Quốc . Đây là điểm đến thu hút rất đông du khách vào mùa đông không chỉ bởi khung cảnh được bao phủ bởi những bông tuyết trắng mà còn bởi một lễ hội tuyết hấp dẫn diễn ra ở đây vào tháng 1 hàng năm. Sườn núi phía tây và phía nam dốc thoai thoải, hình thành nên các đồng bằng và nhiều hòn đảo ngoài khơi xen lẫn với các vịnh nhỏ.

Địa hình sơn cước càng điển hình khi tiến xa hơn về phía bắc và phía đông, những đỉnh núi cao nhất của bán đảo nằm ở phía bắc, ngọn cao nhất là Bạch Đầu Sơn (Baekdusan), cao 2.744 m so với mực nước biển, có một miệng núi lửa tên là Cheonji. Bạch Đầu Sơn được xem là một biểu tượng quan trọng của tinh thần Hàn Quốc và được nhắc tới trong Quốc ca Hàn Quốc.
Toàn bán đảo có 8.460 km bờ biển, các bờ biển phía tây và nam đặc biệt khúc khuỷu, phần lớn trong số 3.579 đảo của bán đảo phân bố ở bờ biển phía tây và nam. Sông suối chằng chịt. Những tuyến giao thông đường thủy này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lối sống của người Hàn Quốc và trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. 

Sông Amnokgang (Áp Lục, 790 cây số) và sông Dumangang (Tumen, 521 cây số) là hai dòng sông dài nhất Bắc Triều Tiên. Hai con sông này hình thành nên biên thuỳ phía bắc của bán đảo Triều Tiên, bắt nguồn từ ngọn Bạch Đầu Sơn và tuần tự chảy tới phía tây và phía đông.
Sông Nakdonggang (521,5 cây số) và sông Hangang (481,7 cây số) là hai tuyến đường thủy chính ở phần phía nam của bán đảo. Sông Hangang chảy qua thủ đô Seoul của Hàn Quốc, và đóng vai trò là tuyến huyết mạch cho vùng trọng tâm tụ hợp dân số trong thời cổ đại cũng như hiện đại. Biển bao quanh bán đảo ở ba phía, có vai trò thiết yếu trong cuộc sống người dân Hàn Quốc từ thời cổ đại, và đóng góp nhiều cho sự phát triển sớm của ngành đóng tàu và các kỹ năng hàng hải.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

22 điều thú vị khi du lịch một mình

Đi du lịch một mình quả thật là rất huých, nó không hề đáng sợ như nhiều người thường nghĩ. Và quả thật đó là một trải nghiệm nhẵn cho những ai thích khám phá thế giới.
Dưới đây là 22 điều thú bạn sẽ học được từ bản thân khi đi du lịch một mình, từ gợi ý của trang News.distractify!

1. Bạn phát hiện ra mình rất ghét cảm giác ở một mình

Tại một số điểm khởi đầu của cuộc hành trình, có thể là sau khi vừa bước lên máy bay hoặc xe khách để đến một vùng đất xa lạ nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang hoàn toàn cô đơn. Bạn sẽ có những suy nghĩ lo lắng và sợ rằng những sự chuẩn bị của mình cho chuyến đi là chưa đủ, và lúc này bạn hy vọng sẽ gặp bất cứ một người quen biết nào đó (thậm chí có thể là người bạn ghét) để giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn đó.

2. Nhưng rồi bạn cũng sẽ rất thích cảm giác được hoàn toàn một mình

Ngay sau đó, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đang hoàn toàn một mình… và đó là điều tuyệt vời. Bạn có thể mặc bộ đồ mình thích mà không sợ ai đánh giá, bạn có thể tùy ý sắp xếp lịch trình vui chơi của mình, bạn không phải xin phép ý kiến của ai về những việc bạn làm và bạn thấy mình thật tự do.

3. Bạn sẽ biết cách để làm quen với một người bạn mới

Qua những cuộc trò chuyện ngắn khi bạn đang cần sự giúp đỡ của ai đó để tìm đường đi, rất có thể đó là sự khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp. Đi du lịch một mình bạn sẽ có cơ hội làm quen với nhiều bạn mới hơn, so với việc đi du lịch cùng nhóm bạn.

4. Bạn sẽ dễ bị xúc động bởi những sự giúp đỡ dù bé nhỏ

Bạn sẽ không bao giờ biết được mình có thể sẽ rơi nước mắt vì xúc động, bởi lòng tốt của những người xa lạ đã giúp đỡ bạn, khi vô tình đi lạc đường hoặc bị mất trộm hành lý, dù cho đó chỉ là một câu an ủi, hay mời bạn một ly nước ấm.

5. Bạn sẽ biết được tốc độ di chuyển của bản thân

Khác với kiểu đi du lịch theo tour là luôn phải đi theo một lịch trình có sẵn, và tốc độ di chuyển thường rất vội vàng. Đi du lịch một mình, cho phép bạn có thể di chuyển với tốc độ mà bạn mong muốn, dừng lại ở những nơi bạn yêu thích và có thể thay đổi lịch trình vào bất cứ lúc nào.

6. Bạn sẽ trở nên cởi mở hơn với mọi người

Du lịch một mình, bạn sẽ không phải chịu bất cứ áp lực từ ai, bạn có thể tự do khám phá theo sở thích, làm những việc mà ở nhà bạn sẽ không bao giờ dám thể hiện. Bạn sẽ trở nên vui vẻ và dễ hòa nhập vào cuộc vui ở vùng đất xa lạ.

7. Bạn sẽ trở nên khiêm tốn hơn

Đi du lịch đến một vùng đất xa lạ, nơi bạn sẽ thoát khỏi “vùng an toàn” của mình, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều người dân – nơi mà điều kiện sống của họ khác xa với những thứ bạn thường sử dụng hàng ngày. Từ những chuyến đi ấy, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình còn quá nhiều điều may mắn, và như một lẽ tự nhiên bạn cũng trở nên khiêm tốn hơn khi nói về mình.

8. Bạn sẽ biết được “con người thật” của mình 

Những lời nói và hành động thường ngày của bạn thường sẽ bị chi phối bởi những người xung quanh, và những ràng buộc xã hội. Bạn sẽ không bao giờ biết được và bộc lộ được “con người thật” của mình, cho đến khi không có ai quen biết xung quanh để chứng kiến điều ấy.

9. Bạn có thể “hóa thân” thành những người bạn mong muốn

Đi du lịch một mình, bạn sẽ có cơ hội “hóa thân” vào những người bạn mong muốn. Đó có thể là một anh chàng với phong cách năng động, hay một cô nàng sexy thiêu đốt mọi ánh nhìn. Từ những trải nghiệm thú vị ấy, bạn sẽ biết được nhiều hơn về những khả năng “tiềm ẩn” của bản thân.

10. Bạn sẽ tìm ra được cái gì thực sự quan trọng với bản thân

Những chuyến du lịch một mình sẽ giúp bạn nhận ra điều gì là mối bận tâm của bạn ở một nơi xa lạ. Bạn có thể là một người yêu thích việc khám phá các món ăn, khi bạn luôn thấy bản thân bị thu hút bởi những nhà hàng “bé bé xinh xinh”, hoặc bạn sẽ là một cô nàng “ghiền” mua sắm khi không bỏ sót khu chợ trời với các shop thời trang giảm giá nào.

11. Bạn cũng sẽ nhận ra nhiều thứ không cần thiết như bạn nghĩ

Bên cạnh việc sẽ tìm được những điều quan trọng và phát hiện ra thêm nhiều sở thích của cá nhân, đi du lịch một mình cũng có thể giúp bạn nhận ra và bỏ qua một bên những chuyện không cần thiết.

12. Bạn sẽ tìm ra cách để tăng thêm kinh nghiệm sống

Từ chuyến du lịch một mình, sau khi trở về nhà bạn sẽ không còn nói những lời đại loại như : “Trong thời gian tới tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho bản thân”, mà bạn sẽ bắt tay ngay và nỗ lực để thực hiện những điều đó.

13. Bạn sẽ biết cách tận hưởng cuộc sống

Luôn trân trọng  và tận hưởng mọi khoảnh khắc đẹp mà cuộc sống mang lại, là điều bạn sẽ học được từ những chuyến đi.

14. Bạn sẽ học cách yêu những sở thích của riêng bạn

Bạn sẽ không còn phải để ý và sợ người khác phán xét những sở thích riêng của cá nhân.

15. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân khi trở về nhà

Trước chuyến du lịch, có thể mọi người sẽ hoài nghi về việc bạn thực hiện chuyến đi một mình. Tuy nhiên, lúc trở về với những trải nghiệm bạn đã học hỏi được cộng với những kỹ năng chăm sóc bản thân. Bạn sẽ trở nên tự tin khi kể cho mọi người về những câu chuyện thú vị của mình.

16.  Bạn sẽ tin tưởng hơn vào bản thân mình

Luôn tin tưởng vào kỹ năng của bản thân và thực hiện những trải nghiệm khi bạn tin rằng bạn nhất định sẽ làm được.

17. Bạn sẽ trở thành một người tháo vát hơn bạn nghĩ

Những tình huống xấu bạn có thể gặp phải trên đường đi du lịch, sẽ giúp bạn học được cách phản ứng nhanh và bình tĩnh hơn trong mọi tình huống.

18. Bạn sẽ biết cách học hỏi những điều mới một cách nhanh nhất

Đặc biệt khi bạn đang cần dùng chúng. Ví dụ như những cụm từ giao tiếp thông thường của ngôn ngữ địa phương, hoặc cách sử dụng các phương tiện giao thông đi lại.

19. Bạn sẽ có cơ hội chiêm nghiệm về cuộc sống

Đi du lịch một mình sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để suy nghĩ về những điều nội tâm bên trong của mình, về công việc và cuộc sống bạn muốn thay đổi khi trở về nhà. Ngoài ra, bạn có thể dành nhiều thời gian để quan sát những hoạt động hằng ngày của thế giới bên ngoài mà không chịu sự chi phối của bất kỳ điều gì.

20. Bạn sẽ thích thử nghiệm những điều mới mẻ

Sẽ không còn là một người đi những bước chân dè dặt khi bắt đầu chuyến đi, bạn thích thử những điều mới mẻ, bạn cũng biết điều đó có thể là sai, nhưng khát khao được khám phá và trải nghiệm luôn thúc giục bạn phải thực hiện.

21. Bạn sẽ biết bản thân mình mạnh mẽ tới đâu

Bạn sẽ cảm nhận được sự sợ hãi của bạn thân khi trải qua những thử thách khó khăn, tuy nhiên bạn sẽ biết cách thực hiện các bước cần thiết để tránh nó và tự tin hơn vào bản thân.

22. Bạn sẽ biết được những gì là giới hạn của mình

Hiểu được giới hạn của bản thân nôm na có thể hiểu là một ngày bạn có thể đi bộ được bao xa, những thứ bạn có thể ăn trên đường, những tình huống nào sẽ khiến bạn “phát điên”,…

Nguồn: Theo San San/Traveltimes.vn 

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Cách làm tương ớt của Hàn Quốc

Trong cuộc sống thường ngày, có lẽ nhắc đến ẩm thực Hàn Quốc ta thường nghĩ ngay đến kim chi, món dưa muối ớt được xem là quốc hồn quốc túy của đất nước Hàn Quốc. Tuy nhiên, một nhân tố quan trọng làm nên kim chi và có mặt trong hầu hết các món ăn trong của người Hàn Quốc mà ta không thể không nhắc đến, đó chính là tương ớt.

Không chỉ đề cao những tính năng bồi bổ sức khỏe của ớt mà người Hàn Quốc còn coi ớt là sức mạnh tinh thần, là vũ khí để chống lại thời tiết lạnh lẽo khắc nghiệt của mùa đông, thậm chí là để kích thích hưng phấn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Xét về độ cay, ớt ở Hàn Quốc không thể sánh với ớt “chỉ thiên” của Việt Nam nhưng về chủng loại, màu sắc, kích cỡ và mùi vị thì đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu của Viện ớt Hàn Quốc thì ớt Hàn Quốc có tới trên 100 chủng loại khác nhau (chưa kể các giống ớt đã được lai tạo với ớt ngoại lai).

Theo truyền thống, tương ớt được chế biến và ngâm lên men trong các bình hoặc vại sứ giống như tương bần của Việt Nam. Tuy nhiên theo sự phát triển của xã hội, hình ảnh những vại tương ớt dần dần bị thu hẹp về những làng quê hoặc lác đác trên sân thượng của các gia đình thành thị.

Chỉ với 3000 won là bạn có thể mua được một hộp tương ớt tại siêu thị, nhưng để cảm nhận hết vị ngon và các mùi vị hòa quyện trong đó thì phải thưởng thức tương ớt trực tiếp từ bàn tay những người bà, người mẹ Hàn Quốc.

Dưới đây là cách làm tương ớt để chế biến món kim chi theo đúng phương thức truyền thống tại Hàn Quốc.

Các bước làm tương ớt (tổng nguyên liệu là 2kg / 2,2 lít nước (11 cốc):

1. Nguyên liệu quan trọng nhất là mầm lúa mạch – 2 cốc
                              
2. Cho mầm lúa mạch vào túi hoặc bao có màng
3. Buộc chặt đầu túi rồi chắt mầm mạch nha qua nước sôi để nguội.
4. Cho bột mì vào nước vừa chắt từ mầm mạch nha. Lượng bột mì khoảng 10 cốc.
5. Dùng muỗng đánh đều cho nhuyễn bột mì.
6. Để bột mì mịn, ủ cho lên men trong vòng 3 giờ.
7. Đun sôi trên lửa nhỏ để bột mì nhuyễn lại.
8. Đổ hỗn hợp vào nồi cơm điện và hầm với chế độ ủ nhiệt trong vòng 4-6 tiếng (tùy theo lượng bột).
9. Sau khi hỗn hợp lên men thành dung dịch dẻo, mịn như chất keo thì trộn với lượng muối tinh phù hợp (3 cốc muối cho 2,2 lít nước).
10. Trộn đều muối.
11. Trộn thêm bột đậu tương (5 cốc).

12. Trộn đều cho nhuyễn bột đậu tương (7 cốc).

13. Cho bột ớt chuyên dụng làm tương ớt vào hỗn hợp (ớt 7 cốc).
                                     
14. Đánh nhuyễn.
                                     
Cuối cùng rắc một lớp muối tinh lên trên cùng rồi đậy kín thùng hoặc vại đựng,
bảo quản nơi thoáng mát và chờ tương ớt ngấu trong vòng 1,5 đến 2 tháng.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Thủ tục làm visa du lịch Hàn Quốc theo đoàn

Nhiều du khách vẫn thường gặp khó khăn, thắc mắc trong thủ tục làm visa để du lịch Hàn Quốc. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó: 

Thủ tục Visa du lịch Hàn Quốc theo đoàn (Do công ty du lịch tổ chức)


Hồ sơ bao gồm:

02 ảnh (3.5 x 4.5cm) : ảnh mới chụp, nền trắng ( Không phải anh scan, ảnh phải đẹp và rõ ràng)
Hộ chiếu (hộ chiếu gốc còn hạn sáu tháng trở lên) + Hộ chiếu cũ (nếu có)

Giấy chứng nhận làm việc và chứng minh thu nhập
 Khối hành chính sự nghiệp:
 Quyết định tuyển dụng hoặc quyết định bổ nhiệm (trong trường hợp giữ chức vụ)
Đơn xin nghỉ phép đi du lịch (Bằng tiếng Việt và dịch tiếng Anh công chứng nhà nước – Hoặc làm luôn bằng tiếng Anh)
Xác nhận mức lương hoặc bảng lương có dấu của công ty

Khối kinh doanh thuộc Nhà nước quản lý:
Quyết định tuyển dụng, hoặc quyết định bổ nhiệm, hoặc hợp đồng lao động;
Giấy phép thành lập hoặc giấy Đăng ký kinh doanh của Cty nơi QK đang làm việc;
Đơn xin nghỉ phép đi du lịch (Bằng tiếng Việt và dịch tiếng Anh công chứng nhà nước – Hoặc làm luôn bằng tiếng Anh)
Xác nhận mức lương hoặc bảng lương có dấu của công ty

Công ty TNHH
 Trong trường hợp Quý khách là người đứng tên trong Giấy đăng ký kinh doanh thì chỉ cần nộp Giấy đăng ký kinh doanh;
Trong trường Quý khách là nhân viên: hợp đồng lao động và Giấy đăng ký kinh doanh của Cty nơi Qúy khách đang làm việc+Đơn xin nghỉ phép

Về hưu
 Quyết định nghỉ hưu hoặc sổ hưu trí;

Chứng minh khả năng tài chính:
 Sổ tiết kiệm có số tiền tương đương hoặc trên 5000$. Số tiền này phải gửi ít nhất trước 01 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ và kỳ hạn gửi phải từ 3 tháng trở lên. Xác nhận số dư của ngân hàng phải được làm gần thời điểm nộp hồ sơ. Không nhận sổ tiết kiệm mở tại Qũy tín dụng.
Sổ đỏ nhà đất hoặc các loại giấy xác nhận sở hữu tài sản có giá trị khác (đăng ký xe ô tô, cổ phiếu…) bản gốc (nếu đi lần đầu), hoặc bản sao y có công chứng tại địa phương.
Trường hợp đã từng thăm quốc gia thành viên thuộc tổ chức OECD trong 3 năm gần nhất hoặc có visa của quốc gia thành viên thuộc tổ chức OECD còn hiệu lực, vẫn có thể bị yêu cầu chứng minh thêm tài chính (riêng đối với visa vào Hàn Quốc thì vẫn phải chứng minh tài chính theo quy định)
Các thành viên trong tổ chức OECD: Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Chile, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hungary, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Israel, Luxembourg, Mexico, Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Úc, Ý và Estonia.
Trường hợp đi du lịch do công ty đài thọ, nếu nộp giấy tờ đảm bảo của công ty chủ quản (Giấy phép đăng ký kinh doanh, xác nhận số dư tài khoản công ty bản gốc, quyết định đồng ý cho nhân viên đi du lịch, sao kê giao dịch Ngân hàng 3 tháng gần nhất, Biên lại nộp thuế nhà nước 2 tháng gần nhất) thì sẽ được miễn chứng minh tài chính.

Chú ý:
 Nếu vợ (hoặc chồng) cùng tham gia chuyến đi, nộp thêm giấy đăng ký kết hôn (có tiếng Anh công chứng nhà nước).Trong trường hợp mất giấy ĐKKH thì nộp sổ hộ khẩu.
Nếu trẻ em đi cùng thì nộp thêm giấy khai sinh (có tiếng Anh công chứng nhà nước).
Nếu là học sinh, sinh viên: Giấy cho phép nghỉ học của nhà trường, thẻ học sinh, sinh viên.., chứng minh tài chính của cha mẹ
Công ty du lịch có thể yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ nếu cần thiết.
Nguồn: dulichhanquoc.travel

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Cùng nhau tìm hiểu tranh dân gian Hàn Quốc

Ở Việt Nam chúng ta có một loại hình nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng đó là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình. Còn ở nước bạn Hàn Quốc nghệ thuật tranh dân gian đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây.


Giồng như Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác, nghệ thuật tranh dân gian khá phát triển, nó phản ánh đời sống tinh thần, những ước mơ, khát vọng của người dân qua mỗi thời kỳ. Được người họa sĩ gửi gắm vào trong những bưc tranh với những nội dung phong phú.
Tranh dân gian Hàn Quốc cũng trải qua nghiều giai đoạn hình thành và phát triển. Ban đầu được biết đến với tên SokHwa (Tranh tục) với khái niệm trái ngược với Moon In Hwa – loại tranh được xây dựng bởi tâm hồn của những người thuộc tầng lớp quý tộc vào thời kì đầu Jo Seon, Sok Hwa là tên chỉ loại tranh “thiếu tế nhị”. Tuy nhiên đến thời kỳ cuối Jo Seon, nó lại trở thành tên gọi của Min Hwa hoặc Poong Sok Hwa (Tranh phong tục). Nó không còn mang nghĩa như trên mà trở thành thể tranh mang đề tài phong tục. “Tranh tục” thế kỉ XVIII biểu thị “tranh phong tục” – tranh vẽ những hình ảnh bình dân trong đời sống hằng ngày. Sang thế kỷ XIX, “Tranh tục” được đổi tên thành “Tranh dân gian”(MinHwa).
                                   

Min Hwa của thế kỷ XVIII hay còn được gọi là Sok Hwa thường được vẽ bởi những họa sĩ tự do. Những bức tranh treo trong cung vua hoặc treo ở nhà của giới quý tộc là tranh do Họa viên của Đồ Họa Thụ hoặc do những họa sĩ tài năng ngang tầm sáng tác. Đối với những bức Min Hwa mà dân chúng muốn mua , có thể nói bút pháp, tài năng của các tác giả này không được đánh giá cao. Những họa sĩ đó không được học chuyên sâu về hội họa mà chỉ đi đây đó vẽ tranh để khơi dậy khả năng của mình.


Tranh dân gian Hàn Quốc được sáng tác xoay quanh cuộc sống của người dân với những đối tượng không giới hạn từ cây cỏ, động vật, chim muông hay hoa lá đến những kệ sách…Những chủ thể được họa sĩ vẽ một cách tỉ mỉ, chi tiết với nội dung phong phú và chủ yếu tập trung vào nhưng nội dung cầu mong phúc lộc và xua đuổi ma tà là những gì mà bạn có thể dễ thấy qua mỗi bức tranh. Minhwa được chia làm 11 loại với những chủ đề khác nhau gồm: Năm mới, trường thọ, phú quý, phát tài, chức vị, xuất thế, bình an, tôn giáo, văn học, non nước và sự kiện. Mỗi một loại tranh có một nét độc đáo riêng thể hiện một chủ đề nào đó, phản ánh chân thực cuộc sống sinh hoạt, tư tưởng, ước mơ, khát vọng của người dân ở mỗi thời kỳ khác nhau.
Nguồn: dulichhanquocgiare.net

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

3 điểm tham quan cổ xưa xứ mặt trời mọc

Mang đậm những nét đẹp cổ xưa trong kiến trúc, không có những tòa nhà chọc trời, công viên giải trí hiện đại, những địa danh cổ kính của xứ sở Hoa Anh Đào sẽ làm cho du khách được tận hưởng không gian thật êm đềm của những làng quê nước Nhật 

Dưới đây là 3 điểm tham quan cổ xưa thú vị chúng tôi muốn giới thiệu tới du khách:

1. Làng Shirakawa - go


Từ Takayama, mất chưa đầy nửa tiếng để đến làng cổ Shirakawa-go ở miền Trung Nhật Bản. Du khách có thể đến làng Shirakawa bằng xe buýt theo tuyến Tokyo – Toyama – Kanazawa rồi từ đây đi xe buýt tới làng Shirakawa.
Báu vật của Shirakawa-go chính là những ngôi nhà Gasso-zukuri hơn 250 tuổi. Trong tiếng Nhật, Gassho-zukuri có nghĩa là “hình dáng như bàn tay khép vào nhau khi cầu nguyện”. Vì vậy, cấu trúc của những ngôi nhà này có phần đặc biệt với phần mái được lợp bằng cỏ tranh dày 40 - 80 cm, độ dốc lớn để che đỡ những trận cuồng nộ của thiên nhiên và những lớp tuyết phủ dày vào mùa đông. Những ngôi nhà cổ ở đây đều được xây theo hướng Bắc hoặc Nam để mùa đông ấm áp và mùa hè mát mẻ, dễ chịu.
Cho đến tận bây giờ, dân làng vẫn sống trong những ngôi nhà gỗ truyền thống của ông cha để lại. Vật liệu, cách xây dựng và cấu trúc căn nhà đều không hề thay đổi. Những ngôi nhà cổ ở đây thường có 3 tầng chính, gồm một tầng trệt và 2 tầng lửng. Tầng trệt mô phỏng theo kiểu nhà truyền thống của Nhật gồm phòng khách, phòng đọc, phòng thờ và những phòng riêng dành cho các thành viên trong gia đình, tầng trên cùng thường dùng để làm kho nông sản và chỗ nuôi tằm.
Làng Shirakawa-go cổ xinh đẹp này cũng chính là nơi tác giả Fujiko Fujio sáng tác những tập đầu tiên của bộ truyện tranh Đôrêmon nổi tiếng. Năm 1995, làng Shirakawa được biết đến nhiều hơn khi UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

2. Thành phố Takayama


Còn có tên gọi khác là Hida-Takayama, thành phố Takayama (nghĩa là "ngọn núi cao") thuộc tỉnh Gifu, nằm ở trung tâm của Nhật Bản. Chính vì nằm ở trên cao và tồn tại khá cô lập so với các vùng khác nên Takayama có điều kiện để phát triển nền văn hóa riêng trong suốt hơn 300 năm qua. Không giống như các đô thị rộng lớn và nhộn nhịp khác, cuộc sống ở Takayama diễn ra chậm chạp, từ tốn như một thước phim quay chậm.
 Takayama nổi tiếng với những món ăn mang đậm phong vị địa phương như sansei (rau củ vùng núi), wasakana (cá sông), thịt bò, mì soba, ramen, sake...
 Takayama là thành phố nhỏ xinh, gây thiện cảm với du khách bởi nét thanh bình, cổ kính.
Takayama có rất nhiều địa điểm cho du khách khám phá như: Bảo tàng thành phố, được xây dựng vào năm 1895, miễn phí vé tham quan từ 8h30 đến 17h hàng ngày, trừ thứ 2; Đền Sakurayama Hachimangu nổi tiếng với lễ hội Takayama Matsuri, được tổ chức từ ngày 9 đến 10/10 hàng năm và là một trong ba lễ hội đẹp nhất tại Nhật Bản; Khu chợ sáng Migayawa bên bờ sông gần trung tâm thành phố, nơi bày bán các mặt hàng thủ công truyền thống địa phương, các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon theo mùa.

3. Làng Oshino Hakkai


Làng Oshino Hakkai nằm cách thủ đô Tokyo chưa đầy 100 km, nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ, đây là điểm đến thú vị đối với những du khách thích khám phá nếp sống xưa cũ còn vẹn nguyên của người Nhật.
 Thăm khu làng cổ Oshino Hakkai, bạn sẽ được thư thả tản bộ trên con đường đất nhỏ, hai bên là những bụi thông xanh thẫm rất đỗi nên thơ, trữ tình, được ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xưa rêu phủ đầy mái, những mảnh vườn trồng rau, ngô và hồ nước xanh trong vắt soi hình bóng cây cổ thụ.
Những ngày nắng đẹp, đứng ở một nơi cao ráo trong làng, bạn còn có thể nhìn thấy đỉnh núi Phú Sĩ phía đằng xa.

Nguồn: tổng hợp

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Những điều gây sốc khi du lịch Hàn Quốc của một du khách.

Theo một Facebooker chia sẻ về cảm nhận của mình sau chuyến đi du lịch Hàn Quốc - "Các cô gái Hàn đã đem tới cho tôi những suy nghĩ khác nhau, khác nhiều so với những gì tôi hay nghĩ về mảnh đất này thông qua phim ảnh, ca nhạc"
Trước khi tới Hàn Quốc, tôi đã có những tưởng tượng riêng về những con người nơi đây thông qua phim ảnh, ca nhạc. Họ có lúc lộng lẫy, lúc bình dị, họ phát ra những tiếng sụp soạp khi ăn và uống rượu soju tới say mèm tại các cửa hàng bên đường.
Thế nhưng, sau khi tới đây và tiếp xúc với một vài cô gái gốc Hàn, tôi xin được nói ra một số cảm nghĩ cá nhân về họ. Có thể những câu chuyện của tôi khác với những gì bạn hay nghĩ tới, nhưng nó đều được rút ra từ những trải nghiệm thực tế.


1. Khách sạn của tôi nằm trên một trục đường lớn tiện lợi, gần khu mua sắm, vui chơi và cả công viên. Ngỡ như đó sẽ là một điểm nghỉ ngơi tuyệt vời, nhưng thật không may khi ảo tưởng đã bị phá vỡ vì cô gái đầu tiên tôi gặp ở Hàn lại là một cô tiếp tân khách sạn hiếm khi cười. Giống như nhiều người Hàn Quốc khác, cô không biết nói tiếng Anh (hoặc rất khó nghe) nên việc trao đổi thông tin trở nên khó hơn bình thường.


Khi cô lấy tờ giấy và ghi vài dòng gì đó bằng tiếng Hàn cho tôi xem, tay giơ số 2. Tôi hỏi lại ý là “bây giờ lên tầng 2 (bussiness lounge) để nghỉ, hay là quay lại check in lúc 2h (do tôi tới sớm)”. Cô gái liên tục nói bằng tiếng Hàn dù tôi đã nói mình không biết nói tiếng nước bạn. Cuối cùng, sau bao nỗ lực giải thích bằng tiếng Hàn không thành, cô phẩy tay ra hiệu “thôi đi đi, không cần hiểu đâu”, với vẻ mặt cực kỳ khó chịu.



Có lẽ đó là trường hợp cá biệt, bởi các cô tiếp tân làm ca khác đều khá tử tế, dù không nói chuyện được với tôi nhưng họ vẫn cười tươi niềm nở. Còn cô gái ấy, lúc một anh Singapore trong đoàn check-out, còn được cô tạm biệt với một khuôn mặt nhăn nhó. Chúng tôi nghĩ, có lẽ cô ấy có chuyện cá nhân không vui chăng.

2. Ở Hàn, có một hình thức “văn hóa” nổi tiếng nhất, cao hơn cả nghệ thuật truyền thống, âm nhạc các kiểu là… uống rượu và ăn thịt. Do đó, mỗi tối tôi ở đây đều tham gia vào những buổi tiệc lớn, tiệc nhỏ như thế. Lúc với nhóm bạn quốc tế, khi với 1-2 người bạn thân hợp cạ, hay một party rất lớn với khoảng 200-300 người trong một phòng rộng. Những party lớn là dịp để mọi người gặp gỡ và nói chuyện với tất cả đối tác từ nhiều quốc gia với nhau. Tôi đã gặp một cô gái Hàn khác ở đây.
 
Party lớn, mọi người đến đông nhưng vẫn có thể đi lại thoải mái vì khán phòng rất rộng rãi. Tôi đeo một chiếc máy ảnh ở bên vai. Tôi thấy đeo vậy hơi bất tiện khi lấy đồ ăn nên định tháo ra rồi đeo trước ngực. Bất ngờ, một cô gái Hàn đi ngang qua và đụng vào chiếc máy ảnh của tôi rất mạnh, làm nó bắn ngược trở lại vào lưng tôi đau điếng. Cô nhìn tôi, mắt nhướn lên khó hiểu rồi… đi tiếp, mặc cho tôi đang chờ một câu nói nào đó.
 Tôi cố gọi với “Hey!”, nhưng không thấy cô gái mặc bộ đầm trắng đẹp đẽ ấy quay lại. Một người bạn Mỹ sống tại Hàn nói với tôi: “Thôi bỏ qua đi. Cô ta là người Hàn mà”.

3. Tôi đến Hàn Quốc là để tham gia vào một liên hoan phim lớn thứ 2 ở quốc gia này. Bên cạnh mở một tuyến đường ray từ Seoul tới thẳng đây để phục vụ người dân từ các tỉnh đến, họ còn cho mở một tuyến xe buýt chạy vòng quanh các địa điểm chiếu phim và tổ chức sự kiện, với những điểm đỗ cách nhau tầm 500m. Trong thời gian rảnh rỗi ở giữa các sự kiện, chúng tôi hay tụ tập và đi bộ tới các địa điểm thay vì đi xe buýt. Chỉ đến gần ngày cuối của LHP, tôi mới thấy cô gái Hàn ấy.
Cô trông còn rất trẻ, có lẽ chỉ độ 20 tuổi và mặc đồng phục của tình nguyện viên LHP. Cô ấy đứng tại một điểm đỗ gần rạp phim và có trách nhiệm điều phối hành khách lên xe, đọc thông báo hướng dẫn về lịch trình của xe buýt. Lúc đó, xe buýt đã chuẩn bị chạy đột nhiên cô thấy một người phụ nữ cầm nhiều đồ đạc hớt hải chạy theo tuyến xe đó. Ngay lập tức, cô lao ra nói với tài xế hãy chờ chị kia một chút bằng tiếng Hàn. Cô xuống cầm đồ giúp, đưa chị lên xe và chào mọi người, trước khi bước xuống điểm đỗ để chờ chuyến xe kế tiếp. Một hành động rất rất nhỏ, nhưng thật ấm áp.

4. Tôi gặp một cô gái khác trên chuyến tàu từ ga Hongdae tới sân bay Incheon. Đó là cô gái Hàn một mình bay sang Fukuoka, Nhật để làm thông dịch viên. Tôi chủ động nói chuyện và nhờ cô ấy chỉ giúp đường khi tới sân bay. Chúng tôi nói chuyện với nhau trong suốt hơn 40 phút ngồi trên tàu điện về đủ thứ, từ vặt vãnh như là chuyện cô không thích cho hành vào phở, tới nghiêm túc như chuyện phóng xạ ở Nhật Bản. Thật may khi vốn tiếng Anh của cô tốt hơn tất cả người Hàn tôi đã nói chuyện, chủ yếu là nhờ chỉ đường.

Sau đó, cô dẫn tôi đi khắp sân bay Incheon để tới điểm làm thủ tục lên máy bay với thái độ nhẹ nhàng và không hề nóng vội dù lúc đó cũng đã muộn. Cô luôn tươi cười và chỉ cho tôi những điều thú vị ở đây. Trước khi chia tay, cô nói: “Chúng ta sẽ nói chuyện tiếp sau khi vào sảnh chờ máy bay. Hẹn gặp chút nữa nhé!”. Tôi cúi đầu, nói cảm ơn và chào cô. Hơn lúc nào hết, tôi mong muốn gặp lại cô gái ấy một lần nữa để trò chuyện. Nhưng sau đó, tôi chẳng còn gặp được cô nữa. Tôi phải đi tàu điện để đến cổng bay số 115 và tự nhủ không hiểu cô đi ở cổng nào (sân bay Incheon có nhiều cổng bay và cách xa nhau tới mức phải di chuyển bằng tàu điện ngầm). Tôi cảm thấy hơi tiếc vì đã không gặp cô gái Hàn ấy một lần nữa, hoặc chí ít là sớm hơn, bởi cô ấy là người con gái bản địa hiếm hoi làm tôi cảm thấy quý mến trong suốt hành trình tới mảnh đất lạnh lẽo này. Nhưng có thể, con người ta cứ không có duyên với nhau vậy đấy.

Nguồn: Trung Rwo

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Cưới xin đắt đỏ tại Hàn Quốc

Các đám cưới ở Hàn Quốc được tổ chức với nhiều nghi lễ, thủ tục kéo dài và cầu kỳ, chi phí đắt đỏ.

Ở Hàn Quốc, đám cưới truyền thống được tổ chức linh đình mà trang trọng vói nhiều nghi lễ, thủ tục kéo dài và cầu kỳ có nhiều bước khác nhau: Nhà trai sắm sửa mang lễ vật đến đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái, chọn ngày để hai gia đình gặp bàn chuyện hôn nhân, nhà trai thông qua bà mối hỏi nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ, nhà trai mang sính lễ đến nhà gái, chú rể đến nhà gái đón cô dâu về.

                             
Người Hàn Quốc luôn có ý thức giữ gìn phong tục cưới xin truyền thống nhưng hầu hết các đám cưới ngày nay đều bị ảnh hưởng của phương Tây.

Bên cạnh đó việc quan trong nhất của việc cưới xin cần tình yêu từ hai bên nhưng ở Hàn Quốc bạn sẽ cần trung bình 200.000 USD để lấy được người mình yêu.

Truyền thống văn hóa quà cưới hỏi cùng với những thông lệ từ hàng thập kỷ về việc chú rể phải có khả năng chi trả cho nhà ở đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến chi phí cưới hỏi ở mức giá như vậy.

Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, chi phí trung bình của một đám cưới ở năm 2011 tăng khoảng 270% so với năm 1999, trong khi lạm phát cùng giai đoạn này tăng 45,5%.

Tổng chi vượt xa thu nhập bình quân hàng năm hộ gia đình (48.3 triệu won, tương đương 42.400 USD). Do đó, nhiều cặp đôi phải nhờ tới cha mẹ vay mượn để kết hôn. Nhiều người khi được hỏi đến thì họ từ chối nói về chi phí đắt đỏ do truyền thống Hàn Quốc, tiền bạc là chủ đề tránh được nói đến.

Trong hôn lễ ở Hàn Quốc, phần lơn chi phí kết hôn cao là do giá nhà tăng cao. Theo số liệu thống kê chính xác của một công ty môi giới hôn nhân. Chi phí nhà ở của các cặp đôi đã cao gấp 2,5 lần so với năm 2000, chiếm  70% chi phí kết hôn. Do vậy mà người Hàn Quốc khi kết hôn đã trực tiếp yêu cầu đối tượng giới thiệu kết hôn ít nhất có thể chi trả chi phí thuê nhà.